Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 6 trên 6
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        700
        Cảm ơn
        521
        Được cảm ơn: 1,133 lần
        trong 407 bài viết

        Default Cách tính Nguyệt và Thời vận

        Để mở đầu cho những bàn thảo về tử vi, tôi xin nêu lên một vài thắc mắc cá nhân về cách tính nguyệt vận. Có một khuynh hướng cho rằng nguyệt vận được khởi từ cung Dần là tháng giêng bất kể ngày tháng năm sinh, cũng có một khuynh hướng dùng giờ sinh để tính nguyệt vận cho mỗi lá số.

        Vậy nay xin được các bạn đào sâu và chứng nghiệm bằng những lá số đã được xác định ngày giờ chính xác để chúng ta có thể thống nhất được việc này.

        Thân mến,
        Vân Từ
        Not everything that counts can be counted, and not everything that can be counted counts.

        Albert Einstein

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vân từ" về bài viết có ích này:

        Ducminh (21-03-10)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Theo soạn giả Nguyễn Phát Lộc thì cách an Nguyệt hạn có vẻ khá phức tạp
        "Nguyệt hạn là thời gian một tháng. Khởi từ cung tiểu hạn gọi là tháng giêng, tính nghịch đến tháng sinh, rồi từ đó kể là giờ tý, tính thuận đến giờ sinh, tới cung nào thì cung đó là tháng giêng của tiểu hạn"

        Thường thì đối với những người làm quen với tử vi chưa lâu, việc tính toán và nắm bắt được đại tiểu hạn cũng đã là thành công lắm rồi, càng đi vào chi tiết càng phức tạp, xem Nguyệt hạn thường thích hợp với các cao thủ Tử Vi hơn

        Khi xem hạn trong lá số, Bên cạnh việc xem cung an Đại hạn ( 10 năm), tiểu hạn (1 năm) Cung Lưu thái tuế, cung Mệnh , thân , phúc em còn thấy người ta xem cả cung an Lưu niên đại hạn, không hiểu cách tính loại hạn này như thế nào và mức độ ảnh hưởng của nó có nhiều như Đại tiểu hạn hay không
        thay đổi nội dung bởi: Ducminh, 20-03-10 lúc 13:29
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      4. #3
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Cách giải nguyệt hạn thông thường có khá nhiều trường phái, nhưng quy cho cùng tất cả đều "suy diễn" từ kinh nghiệm mà ra.

        Như lấy hạn tháng dần làm tháng 1, thực ra đây chỉ là yếu tố thứ 2 của "Tam hiệp phái", yếu tố đầu tiên phải so Can năm sinh với can của tháng cần đoán, là yếu tố quyết định tốt xấu, còn sao ở cung chỉ gia giảm.

        Nhưng theo lịch pháp thì cách nghịch tháng thuận giờ là đúng hơn cả. Nhưng người theo cách này cũng thấy xem chưa chuẩn lắm, vì giải bắt đầu từ giải cho đúng mệnh --> hạn --> đại hạn --> lưu niên --> nguyệt hạn. Chưa giải đúng những yếu tố trước đó, thì sẽ coi nguyệt hạn ko chính xác. Điều thứ 2 là: đã xem nguyệt hạn thì chỉ xem sao tọa thủ cung nguyệt hạn thôi, cùng lắm tham khảo thêm sao xung chiếu hoặc BỘ SAO, chứ chúng ta khi giải nguyệt hạn lại lấy cả những sao khi giải lưu niên, vậy thành ra giẫm chân lẫn nhau.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        Ducminh (25-03-10)

      6. #4
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Chào anh Vân Từ !.
        Lâu rồi, không gặp anh. Hôm nay vào đây, lại thấy anh mở chủ đề này. Nên góp vui đôi lời.
        Vấn đề nguyệt hạn và thời hạn, chúng ta nên tìm hiểu cả hai phương diện, lý thuyết và thực tế. Sau đó mới rút ra bài học cho chính mình.
        -Lý thuyết. Hầu như sách nào cũng đề cập đến vấn đề này. Nhưng chỉ nói sơ sơ. Nhận xét qua các sách, tài liệu mà tôi được biết, thì theo tôi, sách của Vân Đằng Thái Thứ Lang là trung thực nhất. Còn các sách khác, ví dụ như của nguyễn phát Lộc, cũng như nhiều sách khác mà tôi đã xem qua đều cố gắng lựa chọn và chỉ một lựa chọn về cách xem nguyệt vận. Trong khi của VDTTL lại có ghi chép tới ba phương pháp xác định cung nguyệt hạn. Xem xét kỹ một chút là thấy ngay, các vị kia, chỉ ghi một cách xác định cung nguyệt hạn, nhưng kỳ thực là lối trình bày hình thức, cũng không dám nói thẳng là có tới ba cách xác định nguyệt vận - sợ rằng sách sẽ giảm giá trị, vì không xác tín, không có tính quyết đoán chăng ?. Theo tôi cũng còn một nguyên nhân nữa, kỳ thực các vị đó cũng chẳng hiểu gì về cách xác định này. Nên không dám đương đầu với thực tế như VDTTL. Nếu có viết ra tới ba cách lận, thì ngộ nhỡ có người hỏi thì cũng sẽ ấm ớ, không trả lời được. Mà đòi nghiệm lý thì cũng ngắc ngoải nốt. Nên tốt nhất là cứ sao chép, và sao cho có vẻ nghiêm chỉnh, hoàn thiện, thì chỉ nêu một cách xác định và chỉ một mà thôi, thế là người đọc, về tâm lý thì chả thể nào có thắc mắc mà lật ngược vấn đề. Thế là, lúc sinh thời, thì sẽ được an toàn. Sách in ra, quý hồ có độc giả, bán được là ok !!! Ngược lại, VDTTL thì khác hẳn, ông ta nói thẳng ra rằng, đây còn đang là vấn đề, cần phải nghiên cứu. Nên người đọc, đến đó tất sẽ phải có suy ngẫm, nghiên cứu mà xác định. Quý hồ, mỗi người đi theo một đường lối, sẽ tự xác định cho chính mình một lối xem nguyệt hạn riêng.
        -Về thực tế. Có thể nói, đã xem đến nguyệt hạn, thời phải là đại cao thủ. Phải vượt qua ngưỡng xem đại vận, tiểu vận rồi mới tới được nguyệt vận. Nhưng không phải chỉ có thể. Bởi vì khi xem tiểu vận, người giải đoán đã phải vật lộn với câu hỏi, thưc chất là ngưỡng, là cái Barie rất khó vượt qua. Đó là xem tiểu hạn phải đối mặt với ba cung xác định tiểu vận: Lưu niên, Tiểu vận và Thái tuế, cùng với 9 sao Lưu. Chính ở nơi đây, đoán biến cố thật dễ - bởi vì nó có tới ba cung với 9 sao lưu động, khiến cho người đoán dễ nói nhăng nói cuội, xác xuất trúng vẫn cao, nhưng cũng lại là nơi thể hiện trình độ của người giải đoán rõ nét nhất. Bởi vì, đoán trăm phát trăm trúng, đoán được tới mức cụ thể không thừa không thiếu. Đoán cho ai cũng vậy, đều có độ chính xác tối đa, chứ không đoán theo kiểu người này thì trúng, người kia thì không !. Hoặc đoán về từng vụ việc, có việc thì trúng, có việc thì sai !. Khi đã đoán ở dạng lúc trúng lúc sai, thì đó là Đoán Mò. Chắc chắn là không biết đoán, cho dù nói năng thao thao bất tuyệt, nghiệm lý hoành tráng, cũng chỉ là bốc phét, hoặc giải đoán theo kiểu gọt chân cho vừa giày mà thôi. Kỳ thực là chưa biết giải đoán, hoặc nói cho trung thực là chưa có phương pháp giải đoán.
        Phàm đoán vận lưu niên còn chưa được, thì dù có nói rồng, nói phượng đoán cho nguyệt vận thế này thế nọ, cũng chỉ là sao rỗng, lòe người mà thôi !. Khi việc xảy ra rồi mới nghiệm lý, rồi thì phán rằng nó xảy ra là vì cách này, cục nọ. Đó thực là không đúng. Chúng ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ trình độ của họ. Bởi vì rằng: TTL đã nói toạc móng heo rằng, có tới ba cách xác định cung nguyệt vận, thì nếu ta nói tới cách cục nào đó, xác định bởi cung nào đó, thì lời đoán phải gắn với một cách xem xác định. Vậy mà có tới ba cách xem, ngay TTL còn chưa xác định nổi, thì bằng vào đâu mà Ta có thể nói như thánh như tướng vậy ?.
        Chưa hết. Còn có một vấn đề vô cùng quan trọng, mà nếu không nắm được trọn vẹn, thì không thể nào giải đoán được. Đó là ý nghĩa của cách cục nhập vận. Bởi vì khi nhập vận, ý nghĩa của cách cục khác xa so với ý nghĩa của cách cục hay sao khi giải đoán tổng quát. Mà trong sách vở, cũng như phú đoán, thử hỏi chúng ta có được bao nhiêu ?.
        Ngay như giải đoán tổng quát, có thể nói là tầng thấp nhất mà đã có mấy ai vượt qua cái ngưỡng đoán trăm phát trúng cả trăm !!! ngay như đoán có mỗi việc giàu hay nghèo, sang quý hay bần tiện, quân tử hay tiểu nhân, đáng tin hay không đáng tin, người tốt hay xấu còn ú ớ. Còn như mà đoán được vài chục phần trăm, cũng có nghĩa là đoán chưa tới, trình độ vẫn còn là chưa xác định mà thôi !. Chẳng thể đánh giá được !. Hay nói như các nhà khoa học thì có nghĩa là: Không đáng tin. Thôi, anh đi chỗ khác cho tôi nhờ !!!.
        Thì làm sao mà có thể dám đặt cược tương lai cho Chàng, khi chàng đoán Vận ???.
        Thân ái.
        thay đổi nội dung bởi: vuivui, 25-03-10 lúc 02:42 Lý do: sai chính tả
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        Ducminh (25-03-10),htruongdinh (25-03-10),macchulan (16-08-10),vân từ (26-03-10)

      8. #5
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Có ba phương pháp tính nguyệt hạn. Mỗi người đi theo một đường lối, sẽ tự xác định cho chính mình một lối xem nguyệt hạn riêng. Thông thường thì người ta dùng cách tính : khởi từ cung tiểu hạn gọi là tháng giêng, tính nghịch đến tháng sinh, rồi từ đó kể là giờ tý, tính thuận đến giờ sinh, tới cung nào thì cung đó là tháng giêng của tiểu hạn. Từ cung nguyệt hạn tính nhật hạn, nam tính thuận, nữ tính nghịch : ngày 1(cung nguyệt hạn) -> 2 -> 3 .....
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 25-03-10 lúc 09:49
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Ducminh (25-03-10),macchulan (16-08-10)

      10. #6
        1268's Avatar
        1268 is offline Hội Viên Đặc Biệt
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        2,356
        Cảm ơn
        134
        Được cảm ơn: 2,060 lần
        trong 984 bài viết

        Default

        Chào các anh.

        Em mới học tử vi nên không biết mấy, đã hỏi trên diễn đàn nhiều lần nhưng chưa được ai trả lời.

        Em xin được hỏi một vài câu hỏi như sau, mong ai biết trả lời giúp em với:

        1. Khi xét đại hạn, tiểu hạn nếu cung đang xét cho đại hạn tiểu hạn đó bị tuần triệt thì mình có tính cả ảnh hưởng của tuần triệt đến đại hạn, tiểu hạn đó không?

        2. Khi xét đại hạn, tiểu hạn có xét đến các cung xung chiếu, hợp chiếu đối với cung đang xét không?

        3. Khi xét đại hạn có xét đến Lưu đại hạn để tính cho từng năm đại hạn 1. Khi tính tiểu hạn lại có một cung ứng với năm đó. Vậy khi xét tiểu hạn cho một năm ta có cần xem xét cả Lưu đại hạn đối với năm tuổi đó không?

        Mong nhận được phúc đáp.

        Chân thành cảm ơn.
        “Những gì bạn làm hôm nay có thể cải thiện tương lai”.

      Đề tài tương tự

      1. Niên nguyệt nhật thời phi tinh & Thần Sát
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 40
        Bài mới: 23-10-23, 16:33
      2. Xin hỏi về cách tính hào động
        By dongqot68 in forum Dịch số
        Trả lời: 16
        Bài mới: 25-09-11, 18:55
      3. Cách kích hoạt cách cục đả kiếp .
        By longtuan in forum Phong Thủy
        Trả lời: 43
        Bài mới: 03-04-10, 01:43
      4. niên nguyệt phi tinh
        By vanhoai in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 14
        Bài mới: 26-03-10, 15:02
      5. Tính cách theo 12 con giáp(sưu tầm)
        By tom in forum So tuổi Hôn nhân & Gia đình
        Trả lời: 19
        Bài mới: 03-12-09, 07:09

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •